Giải pháp pháp lý nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)?
Tại Việt Nam, Doanh nghiệp SME hiện chiếm tỷ trọng 97% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Đồng thời, khu vực Doanh nghiệp SME rất hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là khu vực kinh tế diễn ra các hoạt động cải tiến, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh… tạo sự năng động và cạnh tranh cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và thế giới, Doanh nghiệp SME ở Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh phát triển, tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh… và chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mình.
Bên cạnh đó, do sự thiếu thốn về nguồn lực, các doanh nghiệp SME cũng thường gặp nhiều rủi ro pháp lý hơn các doanh nghiệp lớn – vốn có điều kiện hơn trong việc thuê đội ngũ tư vấn pháp lý và luật sư chuyên nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp SME chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian, các hoạt động này bắt đầu bộc lộ những thiệt hại, tranh chấp, rắc rối vốn đã tiềm ẩn từ các giao dịch trước đó.
Trong mối quan hệ giao dịch hợp đồng, các doanh nghiệp này cũng thường chấp nhận “hợp đồng mẫu” “văn bản mẫu” mà các đối tác, khách hàng – chuyên nghiệp hơn chuyển qua. Việc quyết định các vấn đề kinh doanh có dính dáng đến pháp lý thường bị xem nhẹ. Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho khách hàng sau nhiều năm hoạt động của VPLaw cho thấy những lần “nhắm mắt đưa chân” hoặc “nghĩ rằng nó không mấy quan trọng” lại đem đến những thiệt hại, những rắc rối trị giá đến hàng tỉ đồng, đe dọa đến “sức khỏe doanh nghiệp” và ảnh hưởng đến cả những người quản lý doanh nghiệp.
Tuy vậy, với nguồn lực tài chính hạn chế, doanh nghiệp cần làm gì để vừa có thể quản trị rủi ro vừa đảm bảo được hoạt động tài chính?
Thực tế doanh nghiệp có thể ký hợp đồng lao động với một chuyên viên pháp lý, người/những người này có thể phụ trách toàn bộ các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Trong các trường hợp phức tạp, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng dịch vụ pháp lý từ bên ngoài để đảm bảo chắc chắn công việc đó được giải quyết ổn thỏa. Việc thuê chuyên viên pháp lý này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà mọi vấn đề pháp lý phụ thuộc vào năng lực, trình độ, kiến thức của những người này – việc kiểm tra và tuyển dụng vốn không dễ dàng và thuận lợi, nhất là đối với các nhân viên nhân sự thông thường.
Ngoài giải pháp thuê nhân viên như trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với một công ty luật hoặc văn phòng luật sư, gọi chung là “law firm”. Các law firm này có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực, có tư cách hàng nghề và có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp.
Hỗ trợ cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên với giá cả phải chăng (thấp hơn chi phí thuê pháp chế nội bộ) và ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với khách hàng sẽ không cần lo lắng về các vấn đề quản trị nội bộ, hợp đồng, lao động, kế toán, tranh chấp và các vấn đề liên quan khác.